Trên thế giới hiện nay có rất nhiều ngày kỷ niệm quan trọng và ý nghĩa. Một trong số đó phải kể đến Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9. Đây là ngày lễ diễn ra thường niên, giúp người dân trên khắp thế giới nâng cao nhận thức về hòa bình, tham gia kêu gọi kết thúc chiến tranh và bạo lực bất công và xung đột trên thế giới, và tạo điều kiện cho các giải pháp hòa bình được hiện thực hóa.
Lịch sử ra đời của ngày quốc tế hòa bình:
– Ngày Quốc tế Hòa bình còn có tên gọi là ngày Hòa bình thế giới, ngày Quốc tế vì Hòa bình, ngày Quốc tế phòng, chống chiến tranh. Đây là ngày để tôn vinh hòa bình, kêu gọi chấm dứt chiến tranh, bạo lực, bất công. Ngày Quốc tế Hòa bình được Liên Hợp quốc khởi xướng vào năm 1981 theo Nghị quyết 36/67 và lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/1982. Ngày Quốc tế Hòa bình được Đại hội đồng Liên Hợp quốc tuyên bố là ngày kỷ niệm và đề cao những lý tưởng hòa bình vào tháng 9/1981.
– Mục đích của Ngày Quốc tế Hòa bình cũng là để vì một mục tiêu chung mà nhân loại luôn muốn hướng tới, đó chính là một thế giới không có chiến tranh, bạo lực, con người được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Chính vì mục tiêu cao cả đó, Ngày Quốc tế Hòa bình đã ra đời. Ngày 21/9/1982 là Ngày Quốc tế Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức.
Ý nghĩa của ngày quốc tế hòa bình:
– Ngay từ những ngày đầu được khởi xướng, Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9 đã là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng đối với toàn nhân loại. Cứ mỗi năm Ngày Quốc tế Hòa bình lại có một chủ đề kỷ niệm riêng. Liên Hợp quốc khởi xướng Ngày Quốc tế Hòa bình với mục đích tôn vinh hòa bình. Đồng thời, đây cũng là dịp để khuyến khích các quốc gia trên khắp thế giới chung tay, hợp tác cùng nhau vì một nền hòa bình của nhân loại. Ngoài ra, đây cũng chính là cơ hội cho các bên đang tham chiến trên các chiến trường thế giới từ bỏ vũ khí, ngồi xuống cùng nhau bàn bạc và đưa ra những thỏa thuận hòa bình. Không những thế, Ngày Quốc tế Hòa bình còn được dùng để kỷ niệm và củng cố những lý tưởng hòa bình đã được cam kết của tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Ngày kỷ niệm này cũng là cột mốc giúp người dân trên khắp thế giới nhìn nhận và ghi nhớ vai trò của Liên Hợp quốc trong nỗ lực xây dựng nền hòa bình cho thế giới. Ngoài ra, Ngày Quốc tế Hòa bình cũng đóng vai trò nhắc nhở Liên Hợp quốc về nghĩa vụ thực hiện những cam kết lâu dài nhằm giành lấy nền hòa bình cho nhân loại. Trong ngày Quốc tế vì Hòa bình, mọi hoạt động diễn ra đều mang trong mình một mục tiêu là kêu gọi toàn nhân loại bắt tay vào hành động để xây dựng một thế giới hòa bình. Ngoài, ngày Quốc tế Hòa Bình do Liên Hợp quốc tổ chức thì những ngày mà các đất nước, dân tộc giành lại được độc lập, chấm dứt tiếng súng chiến tranh, bạo lực đều được coi là ngày vì hòa bình.
Ngày quốc tế hòa bình tác động như thế nào đến với mọi người:
– Chủ đề của Ngày Quốc tế Hòa bình qua mỗi năm sẽ khác nhau. Vào năm 2022, chủ đề của Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9 chính là “End Racism. Build Peace”, tạm dịch là Chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc. Xây dựng nền hòa bình. Chủ đề này đã được các quốc gia trên khắp thế giới hưởng ứng và tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ý nghĩa. Ngày Quốc tế Hòa bình có tác động đến người lao động ở nhiều khía cạnh, như sau: Ngày Quốc tế Hòa bình là một dịp để kêu gọi chấm dứt chiến tranh, bạo lực, bất công và xung đột trên thế giới, những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn, sức khỏe, thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động.
– Ngày Quốc tế Hòa bình là một dịp để tôn vinh sự cống hiến và lòng can đảm của các nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, những người đã phục vụ và tiếp tục phục vụ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của 16 phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Những người này là những người lao động có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
– Ngày Quốc tế Hòa bình là một dịp để thúc đẩy sự hợp tác, đối thoại và giải quyết mâu thuẫn theo cách hòa bình giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức xã hội và các cá nhân. Những hoạt động này góp phần xây dựng một nền kinh tế toàn cầu công bằng, minh bạch và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới.